
Contents
Mở đầu
Photoshop hiện nay vẫn đang là phần mềm chỉnh sửa ảnh số một trên thế giới. Được rất nhiều người tín dụng, và là một công cụ đắc lực cho những ai làm việc về ảnh, thiết kế đồ họa. Vậy học Photoshop để làm gì ? Ai là người cần học Photoshop ? Học xong rồi thì nó giúp ích gì cho cuộc sống và công việc của bạn ?

Photoshop là gì ?
Hiểu một cách đơn giản nó là một phần mềm chuyên nghiệp dùng để chỉnh sửa, thiết kế đồ họa, đối tượng chính của nó là các hình ảnh. Là đứa con của hãng Adobe System, được sinh ra vào năm 1988, Photoshop đang dần một phần mềm không thể thiếu trên máy tính của mỗi người, kể cả những người không chuyên.
Trải qua rất nhiều phiên bản, các version nâng cấp thêm tính năng, giao diện, bổ sung thêm các tùy chọn giúp người dùng có thể làm việc dễ dàng hơn. Hiện nay bản CC 2018 đang là version mới nhất được hãng Adobe tung ra vào cuối năm 2017.
Photoshop làm được những gì ?
Sức mạnh của photoshop tập trung chủ yếu vào xử lý hình ảnh bitmap (hiểu đơn giản ảnh bitmap là ảnh cấu tạo bởi các pixel, mỗi pixel biểu thị cho một màu sắc, tạo thành các ma trận điểm ảnh và cấu thành lên hình ảnh). Một số công việc liệt kê dưới đây sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn chức năng của photoshop :
- Chỉnh sửa hình ảnh : Ảnh chụp chân dung (tẩy mụn, làm trắng da…), ảnh phong cảnh (chỉnh màu sắc, blend màu, xóa các chi tiết thừa…), ảnh cưới hỏi, ảnh sinh nhật…
- Thiết kế banner : Thiết kế các catalog, các mẫu banner, thiết kế card visit (những mẫu post phim, ca nhạc, bìa tạp chí)
- Làm ảnh Manipulation : bức ảnh kỳ diệu được tạo lên từ những hình ảnh gốc, ghép lại với nhau, thêm các hiệu ứng, màu sắc để tạo nên 1 bức ảnh tổng thể tuyệt vời.
- Thiết kế website : Photoshop đang được rất nhiều các web designer tin tưởng giao cho nhiệm vụ thiết kế các layout web, vượt trội hơn cả Dreamweaver.
Ở trên là một số công việc chính của photoshop, có thể còn nhiều ứng dụng khác nữa, nhưng cơ bản nó làm một số ý trên.


Vậy học photoshop như thế nào ?
Học photoshop có khó không ? Học như thế nào ? Thời buổi công nghệ thông tin, mạng xã hội rộng mở, rất nhiều bài học có trên Youtube, Google, các diễn đàn công nghệ, đồ họa chia sẻ rất nhiều. Các bạn có thể search và xem hướng dẫn rất cụ thể trên google, một số từ khóa như : học photoshop cơ bản, tài liệu học photoshop, photoshop cho người mới bắt đầu…nó sẽ ra hàng trăm ngàn kết quả cho bạn. Trước hết các bạn hãy download và cài đặt Photoshop đã nhé, có thì mới học được chứ, trong link bên dưới có cả hướng dẫn rồi nhé !
Tải bản cho Window – Tải bản cho Mac OS
Đầu tiên, mở photoshop lên, hãy nhìn tổng thể cái workspace của nó, bố cục các thành phần như thế nào. Biểu tượng ra sao, icon sinh động, trực quan không.

- Khu vực làm việc chính, nơi sẽ hiển thị ra hình ảnh bạn đang thao tác.
- Các thanh công cụ Toolbar, chứa công cụ xử lý, thao tác với đối tượng.
- Thanh menu trình đơn, chứa rất nhiều các tùy chỉnh, cấu hình.
- Khu vực này hiển thị ra các tùy chỉnh chi tiết của mỗi công cụ bên Toolbar.
- Khu vực layer, hiển thị cửa sổ trực quan một số công cụ khác (màu sắc, text)
Dạo qua một lượt xong rồi, tới các phần tiếp theo là bạn phải nắm rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi khu vực, bên trái là thanh Toolbar mà chúng ta sẽ làm việc với nó nhiều nhất. Hãy nắm rõ các chức năng của mỗi công cụ.

Bạn muốn vẽ một hình khối chữ nhật thì bạn không thể dùng Brush được, bạn muốn chọn vùng chọn thì không thể dùng Gradient được. Mỗi công cụ có một nhiệm vụ khác nhau, việc của bạn là nắm được các chức năng của chúng.
Ở mỗi icon của công cụ, phía bên phải dưới, có hình mũi tên mở rộng, tức là bên trong công cụ này vẫn còn một số công cụ đi kèm khác, các bạn có thể click vào dữ chuột trong 1s để nó show ra.
Giới thiệu qua một chút những công cụ hay dùng nhất :
- Rectangular (M) : dùng để vẽ chọn một vùng dạng hình chữ nhật, bên trong nó còn dạng eclip và 2 thằng single.
- Move tool (V) : cầm nắm, di chuyển đối tượng, layer.
- Brush (B) : thường nghe với tên là “cọ”, dùng để bôi lên đối tượng những màu sắc, hiệu ứng.
- Crop (C) : cắt xén ảnh.
- Gradient (G) : Tạo ra một dải màu (từ màu nọ sang màu kia).
- Type tool (T) : có icon hình chữ T, dùng để chèn text.
Vân vân và mây mây, các bạn có thể tự mình khám và phá nhé. Có rất nhiều tài liệu photoshop cơ bản có nói đến nội dung này. Hãy nắm thật chắc chức năng của các công cụ này, bởi vì bạn sẽ làm việc và sử dụng chúng rất nhiều. Kèm theo đó là học phím tắt của mỗi công cụ, thường thì nó sẽ là chữ cái đầu của tên công cụ đó, rất dễ nhớ thôi, làm nhiều thành quen ngay ấy mà. Ở khu vực số 4 (hình trên) là các tùy chọn chi tiết cho mỗi công cụ Toolbar.
Crop sẽ tùy chỉnh thông số width height, Brush sẽ tùy chỉnh hình dạng, loại cọ, Text sẽ tùy biến màu sắc, size chữ…
Trên khu vực Menu số 3, nó chứa vô vàn, rất nhiều các tùy chỉnh chuyên sâu, phục vụ cho đa dạng các nhu cầu về ảnh, kết hợp chúng với nhau để tạo ra sản phẩm bạn ưng ý. Điểm ra một số chức năng chính :

- File : quản lý file, mở, đóng, chèn ảnh và xuất hình.
- Edit : phần này chủ yếu cấu hình hệ thống photoshop, như phím tắt, giao diện, các thứ các thứ.
- Image : điều chỉnh hệ màu, blend màu sắc, sáng tối, đậm nhạt.
- Layer : quản lý các công cụ layer.
- Type : quản lý các vấn đề về text, chữ.
- Select : bộ các công cụ chọn.
- Filter : cái này hay nè ! Chứa các công cụ tùy biến hình ảnh rất thú vị (như Liquify, Camera Raw, Blur, Pixel…rất nhiều các thứ khác).
- Window : tùy chỉnh các công cụ hiện trên cửa sổ làm việc.
Cơ bản là như thế, một số khu vực khác các bạn có thể vừa làm vừa tìm hiểu thêm qua các seri học photoshop cơ bản, quan trọng vẫn là tự giác học, và tìm tòi, sáng tạo. Hãy luyện cho mình từ những bước cơ bản nhất. Đừng quá vội vã, người ta có câu “chưa lo học bò đã lo học chạy”, cái gì cũng phải có quy trình, dần dần sẽ lên thôi.
Nhu cầu việc làm liên quan tới Photoshop
CV của bạn sẽ đẹp hơn hẳn, nếu như bạn có kỹ năng về Photoshop, hiện tại bất kỳ một ngành nghề nào, dù ít hay nhiều cũng cần sử dụng hình ảnh, mà liên quan tới hình ảnh thì không thể không nói tới Photoshop. Hiện nay nhu cầu tuyển Designer rất cao, và mức lương không hề thấp một tý nào, giao động từ 500$ – 2000$ tùy vào công việc và khả năng của mỗi người. Bản thân mỗi chúng ta, khi làm việc cũng đôi lúc cần tới nhu cầu chỉnh sửa ảnh mà. Cho nên biết photoshop sẽ là một lợi thế rất lớn cho bạn.
Designer thì tất nhiên phải cần photoshop, viết content cũng cần photoshop, làm phim cũng cần photoshop để làm poster, hình ảnh cho phim, lập trình viên web cũng cần photoshop…
Kết luận
Trên đây là bài viết giúp các bạn newbie, mới tìm hiểu photoshop, sẽ có được những kiến thức cơ bản nhất, trước khi bắt tay vào tu luyện. Bài viết không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý từ bạn đọc.